Chọn máy đo cáp quang nào?

Việc bùng nổ các ứng dụng quang, kèm theo đó là nhu cầu lựa chọn những thiết bị, dụng cụ kiểm tra hệ thống quang, tuy nhiên, chọn thiết bị nào cho ứng dụng của mình thì không phải là một câu trả lời rễ, ngay cả người thường xuyên thi công, kiểm tra sợi quang bằng máy chuyên dụng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại máy đo cáp quang, máy kiểm tra cáp quang, hiện có thể phân loại như sau:

PHÂN LOẠI

– Máy đo otdr cáp quang: loại này dùng đo, kiểm tra sợi quang trên 02 phương diện là vị trí điểm lỗi là ở chỗ nào và suy hao điểm lỗi là bao nhiêu, các model tiêu biểu cho dòng này như AFL Noyes FLX380OFL280OFL250CS260M700M310M210C850

– Máy đo công suất quang: loại máy này dùng đo, kiểm tra công suất hiện đã có trong sợi quang, thông qua máy này, người sử dụng biết công suất hiện tại đến điểm đo là bao nhiêu, có tín hiệu quang trong sợi hay là không, tiêu biểu cho dòng này là model: AFL Noyes OPM5, OPM4, OPM1CSM1 ….

– Nguồn phát quang: loại này dùng phát ánh sáng quang ổn định trong thời gian tương đối lớn, mức thay đổi rất nhỏ, thường dùng để làm mức căn cứ xác định giá trị suy hao, tiêu biểu cho dòng này có model: AFL noyes OLS 4CSS1-SM, OLS 2….

– Bộ đo suy hao quang: bộ máy này là kết hợp máy đo công suất quang và nguồn phát quang dùng để đo suy hao một link quang, dây nhảy quang, bộ spliter…. người dùng có thể kiểm tra suy hao quang theo IEC, UL…

– Máy soi đầu nối quang: loại này còn gọi là các scope, mục đích dùng soi đầu nối quang kiểm tra độ sạch bẩn đầu nối từ đó đưa ra các biện pháp xử lý. loại này cũng dùng nhiều trong các nhà máy sản xuất các component quang

– Các máy đo khác: như máy đo kiểm insertion loss (IL), return loss (RL)… máy đo slipter.. Các máy này thường dùng trong các ứng dụng đặc biệt như sản xuất, nghiên cứu và phát triển.

LỰA CHỌN ?

Nhiều máy như vậy biết dùng loại gì đây? loại máy nào là cần cho các bạn? Chọn loại  nào cho phù hợp với túi tiền người sử dụng?….

Giả sử người sử dụng đường truyền quang thiết lập một kết nối cáp quang từ văn phòng A tới văn phòng B cách nhau 2km, cáp quang đã được giải dây, đầu nối đã được hàn nhằm mục đích sẵn sàn cho kết nối quang, việc truyền dẫn từ A tới B bằng chuẩn gì do mục đích sử dụng của người dùng nó có thể là kết nối LAN – LAN bằng Ethernet, cũng có thể là kết nối Video bằng chuẩn composite video/quang ….

Người dùng lúc này nảy sinh 02 nhu cầu:

– Kiểm tra đường link quang xem đội thi công đã thi công chuẩn chưa? có vấn đề gì của đường truyền quang này hay  không?..

– Sau khi lắp đặt thiết bị truyền dẫn có thể dứt, suy hao, rớt mạng vậy dùng máy đo, kiểm cáp quang nào để bảo dưỡng, sửa chữa mạng khi có lỗi?

Để trả lời lựa chọn thiết bị gì cho 02 nhu cầu thực tế ở trên Chúng ta quay trở lại việc phân loại người sử dụng, bạn là ai? bạn cần gì? mức độ đầu tư của bạn là bao nhiêu?

Bạn là ai?

– Các nhà mạng cung cấp dịch vụ FTTx, FTTH, link quang, đường quang trắng, dịch vụ quang.

– Đơn vị xây lắp, người xây dựng đường truyền quang, kết nối quang cho các nhà mạng hay người sử dụng nhà máy, tổ chức, xí nghiệp…

– Các tổ chức, xí nghiệp, nhà máy, trường học… dùng đường truyền mạng cáp quang kết nối quang

Bạn cần gì?

Mức độ can thiệp sâu, hay không vào kết nối cáp quang, mức độ kiểm tra chi tiết đến đâu? đó là những chi tiết cần thiết để lựa chọn thiết bị, máy đo cáp quang phù hợp, tất nhiên, càng can thiệp sâu, chi tiết thì mức độ đầu từ, khả năng kiểm tra sẽ tăng lên.

Bạn đầu tư bao nhiêu?

Việc đầu tư bao nhiêu tiền cũng quyết định chủng loại và cách thức kiểm tra kết nối quang. Càng đầu tư lớn, mức độ kiểm tra càng chi tiết hơn.

Bây giờ là chọn máy nào?, chọn gì đây cho ứng dụng quang?

* Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông:

– Vì là đơn vị thường xuyên cung cấp dịch vụ kết nối quang tới người sử dụng nên nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quản lý một lượng lớn khách hàng, số kết nối cũng nhiều, các lỗi sau khi kết nối link quang thường là đứt dây do cháy chập điện, do bị cắt, đứt sợi do cây cối, cột điện đổ, máy xúc múc phải… làm đứt quang, đi dây một thời gian võng lớn, suy hao lớn làm rớt mạng, từ đây nhà sử dụng phải có một máy đo otdr cáp quang để cho mục đích này.

Có máy đo otdr rễ dàng xác định điểm đứt, uốn cong, ….tuy nhiên dùng máy đo otdr cáp quang nào để dễ dàng cho phục vụ thi công, ứng cứu? Vì người thi công, ứng cứu cáp quang thường phải mang theo máy hàn, dụng cụ kéo, nẹp cáp nên phù hợp nhất vẫn là chọn một máy đo nhỏ gọn, rễ thao tác, rễ mang theo, và  AFL noyes OFL280 là một lựa chọn lý tưởng.

– Tuy nhiên nhiều khi kết nối đến nhà xử dụng dùng máy đo otdr cáp quang vẫn không xác định được lỗi ! phải làm gì đây? lúc này lỗi lằm ở đầu nối hoặc trong phạm vi dead zone của máy đo otdr cáp quang,  người sử dụng có thể dùng nguồn phát ánh sáng đỏ phóng vào sợi quang kiểm tra đoạn từ đầu nối quang tới phạm vi dead zone của máy đo ( khoảng 4m, với ofl280 là 0.8m) , hoặc dùng máy đo công suất đo công suất ra của đầu kết nối chúng ta có thể xác định được lỗi thông qua giá trị kết quả đo của máy đo công suất hoặc điểm phát sáng của nguồn phát sáng đỏ. Để dùng thêm 02 ứng dụng này người dùng cần mua 01 nguồn phát quang sáng đỏ và 01 power meter nữa. Tuy nhiên nêu người dùng chọn máy đo otdr Noyes OFL280 thì máy tích hợp sẵn chức năng đo công suất và phát sáng đo cùng trên một máy, người dùng có thể dùng 01 máy này mà đo kiểm tất cả các lỗi cần thiết vưa nêu.

* Đơn vị xây lắp, thiết lập đường truyền quang:

– Xây lắp viễn thông:

– Xây lắp ứng dụng LAN, data center:

* Tổ chức, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy dùng đường truyền quang:

– Kiểm tra đứt gãy.

– Kiểm tra link

– Kiểm tra có tín hiệu quang.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call
0933.668.915